Mẫu bảng lương nhân viên Excel, Word đơn giản, chi tiết

Chủ Nguyễn

Chủ Nguyễn

Chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm

Mẫu bảng lương nhân viên Excel, Word đơn giản, chi tiết

15/7/2025

Mục lục bài viết

Chia sẻ bài viết

Mẫu bảng lương nhân viên là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tính toán, quản lý thu nhập và các khoản khấu trừ của người lao động một cách minh bạch, chính xác. Việc sử dụng bảng lương chuẩn không chỉ đảm bảo quyền lợi cho nhân viên mà còn giúp bộ phận kế toán, nhân sự tiết kiệm thời gian, hạn chế sai sót và tuân thủ đúng quy định pháp luật về tiền lương. Hãy cùng Cogover tham khảo các mẫu bảng lương nhân viên đơn giản, dễ dùng mới nhất 2025.

1. Tổng hợp các mẫu bảng lương nhân viên mới nhất

Doanh nghiệp cần những mẫu bảng lương cập nhật, dễ áp dụng để quản lý thu nhập nhân viên minh bạch và chính xác. Dưới đây là các mẫu bảng lương nhân viên mới nhất bạn có thể tham khảo và sử dụng ngay.

1.1 Mẫu bảng lương nhân viên đơn giản

Đây là mẫu bảng lương nhân viên Excel được thiết kế nhằm phục vụ thống kê các thông tin cơ bản về lương như thông tin nhân sự, lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm, ngày công làm việc… Biểu mẫu này sẽ thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cách tính toán lương thưởng chưa phức tạp.

Tải mẫu bảng lương nhân viên đơn giản: TẠI ĐÂY

1.2 Mẫu bảng lương nhân viên Excel theo tháng

Mẫu bảng lương nhân viên sẽ tổng hợp tiền lương của nhân sự theo từng tháng. Bao gồm các thông tin chi tiết như họ tên, mã nhân sự, các khoản tạm ứng, khấu trừ…

Tải miễn phí bảng lương nhân viên theo tháng: TẠI ĐÂY

Tải ngay: Mẫu đánh giá thử việc nhân viên mới nhất 2025

1.3 Mẫu bảng lương nhân viên 3P

Hiện nay nhiều doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hệ thống lương 3P nhờ tính công bằng, minh bạch của nó. Bảng lương nhân viên 3P sẽ chia thành các tiêu chí:

  • Position - Vị trí công việc

  • Person - Năng lực chuyên môn

  • Performance - Kết quả

Tải form bảng lương nhân viên 3P TẠI ĐÂY

1.4 Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh

Đối với nhân viên kinh doanh, lương thường được tính theo công thức: Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng doanh số. Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu bảng lương dành riêng cho bộ phận này, để nhân viên có thể theo dõi chi tiết và cụ thể.

Tải mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh: TẠI ĐÂY

Đừng bỏ lỡ: Mẫu xác nhận lương công ty file Word mới nhất 2025

1.5 Mẫu bảng lương nhân viên theo sản phẩm 

Mẫu bảng lương nhân viên theo sản phẩm thường được các doanh nghiệp sản xuất, gia công áp dụng để tính lương dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành. Mẫu này giúp tính toán chính xác thu nhập dựa trên năng suất thực tế của từng nhân viên, khuyến khích làm việc hiệu quả, đúng tiến độ. Doanh nghiệp nên thiết kế bảng lương chi tiết, minh bạch, thể hiện rõ đơn giá sản phẩm, số lượng, tổng lương và các khoản thưởng, phạt nếu có.

Tải mẫu bảng lương nhân viên theo sản phẩm: TẠI ĐÂY

1.6 Mẫu bảng lương theo cấp bậc

Mẫu bảng lương theo cấp bậc là công cụ quan trọng để doanh nghiệp quản lý mức lương của nhân viên dựa trên chức vụ, thâm niên hoặc bậc nghề. Mẫu này thường được sử dụng trong các công ty lớn, tập đoàn hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp để đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Một bảng lương theo cấp bậc rõ ràng sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh thu nhập, thưởng phạt và tạo động lực phát triển cho nhân viên.

Tải bảng lương nhân viên mẫu theo cấp bậc: TẠI ĐÂY

Khám phá ngay: Tải 10+ mẫu đơn xin nghỉ việc, thôi việc ngắn gọn, xúc tích

2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng bảng lương nhân viên?

Bảng lương nhân viên không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức quản lý tài chính, đảm bảo tuân thủ quy định và giữ chân nhân tài.

  • Quản lý chi phí lương hiệu quả: Bảng lương giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quỹ lương hàng tháng, tránh thất thoát và cân đối ngân sách phù hợp.

  • Đảm bảo quyền lợi cho người lao động: Các khoản thu nhập, phụ cấp, khấu trừ được thống kê rõ ràng, minh bạch giúp nhân viên yên tâm, hạn chế khiếu nại, tranh chấp.

  • Tuân thủ quy định pháp luật: Bảng lương chi tiết, đúng quy chuẩn giúp doanh nghiệp dễ dàng chứng minh tính hợp pháp khi cơ quan thuế, bảo hiểm kiểm tra.

  • Tạo động lực làm việc: Bảng lương rõ ràng, thưởng phạt minh bạch giúp nhân viên hiểu rõ thu nhập, phấn đấu tăng năng suất và gắn bó lâu dài.

  • Hỗ trợ bộ phận Nhân sự, Kế toán quản lý tiền lương: Giảm thời gian tổng hợp, tính toán lương thủ công, hạn chế sai sót và hỗ trợ lưu trữ hồ sơ lương khi cần tra cứu.

Xem thêm: 7 Mẫu hợp đồng lao động file Word đơn giản, ngắn gọn

3. Những nội dung cần có trong bảng lương nhân viên

Để bảng lương rõ ràng, minh bạch và dễ đối chiếu, doanh nghiệp nên đảm bảo đủ các thông tin sau:

1. Thông tin nhân viên

Phần này giúp xác định chính xác từng nhân viên, tránh nhầm lẫn khi tính lương và quản lý dữ liệu. Thông tin cơ bản gồm:

  • Họ và tên đầy đủ

  • Mã số nhân viên

  • Chức vụ, vị trí công việc

  • Phòng ban trực thuộc

  • Email liên hệ

  • Số điện thoại cá nhân hoặc công ty

2. Thông tin về lương cơ bản

Đây là mức lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp hay thưởng. Doanh nghiệp nên ghi rõ mức lương cơ bản và số ngày công thực tế.

Ví dụ, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/07/2022 như sau:

  • Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

  • Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

  • Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

  • Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

3. Các khoản phụ cấp

Doanh nghiệp thường áp dụng các loại phụ cấp để khuyến khích nhân viên và bù đắp chi phí:

  • Phụ cấp đóng bảo hiểm: chức vụ, trách nhiệm.

  • Phụ cấp không đóng bảo hiểm: xăng xe, điện thoại, ăn trưa,…

4. Tiền thưởng (nếu có)

Mục này phản ánh các khoản thưởng doanh số, thưởng lễ Tết hoặc thưởng đột xuất theo hiệu quả công việc. Doanh nghiệp nên ghi rõ khoản thưởng riêng để minh bạch.

5. Các khoản khấu trừ

Bảng lương cần thể hiện rõ các khoản khấu trừ theo quy định như:

  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

  • Thuế thu nhập cá nhân

  • Các khoản tạm ứng lương (nếu có)

6. Lương thực nhận

Đây là số tiền cuối cùng người lao động nhận được sau khi cộng các khoản thu nhập và trừ đi các khoản khấu trừ. Việc thể hiện rõ lương thực nhận giúp minh bạch, tránh tranh chấp.

Tổng kết.

Trên đây là những thông tin hữu ích và các mẫu bảng lương nhân viên mà doanh nghiệp có thể tham khảo để quản lý thu nhập minh bạch, chính xác và tiết kiệm thời gian. Việc sử dụng mẫu bảng lương phù hợp không chỉ giúp bộ phận nhân sự - kế toán làm việc hiệu quả hơn mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Doanh nghiệp hãy lựa chọn và áp dụng mẫu bảng lương phù hợp nhất với quy mô và đặc thù hoạt động của mình.

avatar

Chủ Nguyễn là chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm quản trị trong lĩnh vực SaaS. Anh đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản trị - điều hành tổ chức hiệu quả.

Các bài viết liên quan

Giải pháp tùy biến và hợp nhất

Số hóa và tự động hóa hoàn toàn công tác vận hành và quản trị doanh nghiệp với Cogover!

Bắt đầu đổi mới phương thức vận hành và tự chủ hệ thống quản trị công việc của bạn

Dùng thử ngay

© 2025 Cogover LLC