Chủ Nguyễn
Chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm
26/6/2025
Mục lục bài viết
Chia sẻ bài viết
Trong quản lý dự án, việc đo lường tiến độ và đảm bảo dự án đi đúng hướng là yếu tố then chốt dẫn đến thành công. Một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong việc này chính là milestone. Vậy chính xác milestone là gì? Tại sao milestone lại quan trọng và doanh nghiệp nên ứng dụng như thế nào? Cùng Cogover tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Đọc thêm: MBO là gì? 5 bước quy trình quản trị mục tiêu MBO
Milestone hay còn gọi là cột mốc dự án, là những điểm đánh dấu quan trọng trong vòng đời của một dự án. Đây không phải là một công việc hay nhiệm vụ cụ thể, mà là một mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt, giúp xác định khi nào một giai đoạn, hoạt động hoặc nhóm công việc đã hoàn tất.
Ví dụ:
Milestone 1: Hoàn thành giai đoạn thiết kế giao diện sản phẩm.
Milestone 2: Kết thúc thử nghiệm beta.
Milestone 3: Bàn giao dự án cho khách hàng.
Tìm hiểu thêm: PDCA là gì? 4 bước chu trình PDCA cải tiến liên tục
Chắc hẳn nhiều người sẽ lầm tưởng milestone hay mục tiêu và nhiệm vụ sẽ giống nhau. Tuy nhiên, đây là 3 thuật ngữ hoàn toàn khác biệt. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt milestone với mục tiêu và nhiệm vụ rõ ràng:
Tiêu chí |
Milestone (Cột mốc) |
Mục tiêu (Goal) |
Nhiệm vụ (Task) |
Định nghĩa |
Điểm đánh dấu quan trọng trong tiến trình dự án |
Kết quả cuối cùng mà dự án hướng tới |
Công việc cụ thể cần hoàn thành để đạt milestone/mục tiêu |
Đặc điểm |
Không có thời lượng, thường là sự kiện một thời điểm |
Có định hướng dài hạn, thường đo lường bằng KPIs hoặc OKRs |
Có thời gian bắt đầu và kết thúc, có người thực hiện cụ thể |
Chức năng chính |
Theo dõi tiến độ, đánh dấu hoàn thành giai đoạn quan trọng |
Định hướng toàn bộ dự án |
Thực thi các bước nhỏ để tạo ra sản phẩm/dịch vụ cụ thể |
Ví dụ |
“Hoàn thành kiểm thử nội bộ”, “Bàn giao bản demo cho khách” |
“Tăng trưởng doanh thu 30% trong 6 tháng” |
“Thiết kế giao diện mobile”, “Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng” |
Mối quan hệ |
Được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ |
Gồm nhiều milestone chính dẫn đến mục tiêu |
Là yếu tố nền tảng giúp đạt milestone và mục tiêu |
Chẳng hạn, có một doanh nghiệp triển khai dự án thiết kế và ra mắt website thương mại điện tử mới trong vòng 3 tháng. Khi đó, mục tiêu, milestone - cột mộc và nhiệm vụ sẽ có thể là:
Mục tiêu: Ra mắt website thương mại điện tử phiên bản chính thức vào ngày 30/9
Milestone:
Ngày 31/7: Hoàn thành thiết kế giao diện UI/UX
Ngày 31/8: Hoàn tất lập trình backend và frontend
Ngày 20/9: Kết thúc kiểm thử UAT và nhận phê duyệt nội bộ
Nhiệm vụ:
Khảo sát nhu cầu người dùng
Thiết kế layout trang chủ
Tích hợp cổng thanh toán
Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng admin panel
Kiểm thử chức năng giỏ hàng
Theo dõi tiến độ hiệu quả: Milestone giúp chia nhỏ dự án thành các điểm kiểm tra cụ thể. Thay vì đợi đến cuối dự án mới đánh giá, nhà quản lý có thể theo dõi tiến độ theo từng giai đoạn. Nếu một milestone bị trễ, đó là tín hiệu sớm để điều chỉnh.
Kiểm soát rủi ro tốt hơn: Việc đặt các cột mốc quan trọng giúp phát hiện vấn đề sớm – ví dụ như thiếu tài nguyên, trễ tiến độ, sai phạm trong chất lượng – để kịp thời xử lý trước khi ảnh hưởng đến toàn bộ dự án.
Cải thiện giao tiếp với các bên liên quan (stakeholders): Milestone tạo ra các mốc báo cáo rõ ràng giúp giao tiếp minh bạch với cấp quản lý, khách hàng hoặc đối tác. Thay vì nói “dự án đang triển khai”, bạn có thể nói “đã hoàn thành milestone A và đang triển khai milestone B”.
Tăng động lực cho đội ngũ thực hiện: Hoàn thành một milestone giúp đội ngũ cảm thấy có tiến triển, từ đó tạo động lực, duy trì sự tập trung và tinh thần trách nhiệm.
Dễ dàng lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực: Khi dự án được chia thành từng milestone, việc ước lượng thời gian, chi phí và nhân lực cho từng giai đoạn trở nên dễ kiểm soát hơn.
Làm rõ ưu tiên và trình tự thực hiện: Milestone giúp xác định thứ tự các phần việc cần ưu tiên, từ đó tránh tình trạng làm việc rời rạc hoặc dàn trải nguồn lực không hiệu quả.
Tạo nền tảng cho đánh giá hiệu quả sau dự án: Thông qua việc so sánh milestone đã hoàn thành với kế hoạch ban đầu, doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác mức độ thành công và rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
Đừng bỏ lỡ: Ma trận RACI là gì? Cách thiết lập mô hình RACI trong quản trị dự án
Ví dụ về milestone được ứng dụng trong dự án phát triển phần mềm ERM mà bạn có thể tham khảo:
🔹 Milestone 1: Phê duyệt tài liệu yêu cầu người dùng (URD)
Đây là bước khởi đầu quan trọng để xác định phạm vi và chức năng cốt lõi của dự án. Việc hoàn tất URD giúp tất cả bên liên quan thống nhất về nhu cầu và mục tiêu triển khai.
🔹 Milestone 2: Hoàn thành thiết kế giao diện UI/UX
Khi thiết kế được duyệt, nhóm phát triển có thể bắt đầu lập trình mà không còn mâu thuẫn về trải nghiệm người dùng. Cột mốc này giúp khóa chặt yêu cầu trực quan, tránh việc sửa đổi về sau gây trễ tiến độ.
🔹 Milestone 3: Kết thúc lập trình phiên bản đầu tiên (v1.0)
Đây là giai đoạn dự án chuyển từ thiết kế sang thực thi. Việc hoàn tất code nền là điều kiện để bước vào kiểm thử nội bộ và đánh giá khả năng vận hành hệ thống.
🔹 Milestone 4: Hoàn tất kiểm thử UAT (User Acceptance Testing)
Kiểm thử UAT do người dùng đại diện thực hiện, nhằm đánh giá tính đúng đắn và mức độ sẵn sàng của phần mềm. Hoàn thành milestone này đồng nghĩa với việc hệ thống đã đủ ổn định để triển khai chính thức.
🔹 Milestone 5: Ra mắt hệ thống (Go-live)
Đây là mốc quan trọng nhất, đánh dấu việc toàn bộ dự án được triển khai và đưa vào vận hành thực tế. Mọi công việc trước đó đều hướng tới cột mốc này, và cũng là điểm bắt đầu của giai đoạn bảo trì, hỗ trợ sau triển khai.
Trước khi đặt ra milestone, bạn cần làm rõ mục tiêu cuối cùng của dự án là gì. Mỗi cột mốc sẽ đóng vai trò như các điểm dừng chiến lược trên hành trình đạt được mục tiêu đó.
Dự án cần được phân tách thành các giai đoạn chính như: khảo sát – thiết kế – phát triển – kiểm thử – triển khai. Mỗi giai đoạn là một “khối công việc” có thể đo lường tiến độ riêng.
Tại mỗi giai đoạn, xác định đâu là điểm đánh dấu kết thúc – đây chính là milestone. Đó có thể là việc duyệt tài liệu, hoàn thành thiết kế, bàn giao bản demo,... Các điểm này cần có tính đo lường, xác minh được.
Milestone cần gắn với deadline rõ ràng để có thể kiểm soát tiến độ. Đồng thời, mỗi cột mốc nên liên kết với output cụ thể như báo cáo, sản phẩm bàn giao, hoặc quyết định phê duyệt từ stakeholder.
Đảm bảo rằng các nhiệm vụ nhỏ (task) dẫn tới milestone đã được phân công và lên kế hoạch thực hiện. Mỗi milestone cần được “chống lưng” bởi các công việc cụ thể, có người chịu trách nhiệm rõ ràng.
Trong quá trình thực hiện, bạn cần liên tục theo dõi tiến độ hướng tới từng milestone. Nếu có thay đổi về phạm vi dự án hoặc phát sinh vấn đề, hãy điều chỉnh lại cột mốc cho phù hợp để đảm bảo tính khả thi và thực tế.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ milestone là gì, vai trò cũng như cách thiết lập các cột mốc trong quản lý dự án. Milestone đóng vai trò cốt lõi trong việc theo dõi tiến độ, kiểm soát rủi ro và đảm bảo dự án đi đúng hướng. Bằng cách xác định các milestone hợp lý, doanh nghiệp không chỉ tăng tính minh bạch trong quá trình triển khai mà còn nâng cao hiệu suất làm việc và khả năng phối hợp giữa các bộ phận.
Chủ Nguyễn là chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm quản trị trong lĩnh vực SaaS. Anh đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quản trị - điều hành tổ chức hiệu quả.
Các bài viết liên quan
Giải pháp tùy biến và hợp nhất
Số hóa và tự động hóa hoàn toàn công tác vận hành và quản trị doanh nghiệp với Cogover!
Bắt đầu đổi mới phương thức vận hành và tự chủ hệ thống quản trị công việc của bạn
© 2025 Cogover LLC